Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365115116

Tiểu buốt ra mủ BIỂU HIỆN 5 bệnh nguy hiểm

Tiểu buốt ra mủ là hiện tượng nam giới đi tiểu có cảm giác đau buốt, xuất hiện mủ ở đầu dương vật do vi khuẩn, nấm.. xâm nhập. Đây chính là triệu chứng điển hình của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu đặc biệt lậu cầu. Vì vậy nam giới cần nhanh chóng đi khám bệnh nếu có hiện tượng bất thường khi tiểu tiện.

Để giúp nam giới hiểu rõ hơn về hiện tượng đi tiểu ra mủ, các bác sĩ nam khoa Thái Hà sẽ phân tích chi tiết qua bài viết chia sẻ sau đây.

tiểu buốt có mủ

Tiểu buốt và ra mủ là biểu hiện bệnh gì?

Đi tiểu buốt ra mủ thủ phạm trực tiếp do các loại vi khuẩn, nấm xâm nhập vào cơ thể do vệ sinh không sạch sẽ, quan hệ tình dục bừa bãi, nguồn nước không sạch… Đây chính là triệu chứng điển hình của các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu đặc biệt là nhiễm lậu cầu. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 – 5 ngày thì người bệnh sẽ có các triệu chứng: Tiểu buốt kèm theo mủ, lúc đầu mủ màu trắng và loãng sau đó chuyển trắng đục và đặc hơn.

Đây có thể là dấu hiệu các bệnh lý:

Bệnh lậu

Bệnh lậu là bệnh xã hội phổ biến do song cầu khẩn ưa ẩm ướt, kín đáo có tên khoa học Neisseria Gonorrhoeae gây nên. Sau 3 – 5 ngày song cầu khuẩn lậu tấn công gây bệnh thì sẽ xuất hiện các triệu chứng như đi tiểu buốt ra mủ, xuất hiện các hạch ở vùng bẹn, các cơn đau chạy dọc niệu đạo, người nôn nao mệt mỏi khó chịu. Bệnh lậu nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt hoặc nguy hiểm hơn là vô sinh.

Bệnh viêm niệu đạo

Đi tiểu buốt và có mủ ở nam giới còn là triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo. Bệnh này thường hay bắt gặp ở những nam giới không vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, hoặc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Khi bị viêm niệu đạo người bệnh còn bị tiểu khó, tiểu rắt gây ra nỗi sợ hãi khi phải đối mặt với nhà vệ sinh.

Bệnh viêm mủ bể thận

Bể thận bị ứ đọng rồi bội nhiễm gây ra đi tiểu buốt và ra mủ lẫn trong nước tiểu. Một số bệnh khác như ung thư thận, suy thận hoặc lao thận cũng gây ra chứng đi tiểu buốt có mủ.

Bệnh viêm bàng quang

Sự tấn công của các loại vi khuẩn trong đó tiêu biểu là E.coli gây ra viêm bàng quang. Khi bị viêm bàng quang ở thể nặng sẽ xuất hiện các dịch mủ từ màu vàng, xanh nhạt rỉ ra từ niệu đạo, đau buốt khi đi tiểu. Không khắc phục kịp thời viêm bàng quang sẽ lây nhiễm ra các vùng xung quanh hoặc xuất hiện biểu hiện tiểu ra máu.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Triệu chứng điển hình là đi tiểu ra bọt trắng, kèm theo tiểu ra mủ với tiểu buốt. Bên cạnh đó đi tiểu buốt ra máu còn là triệu chứng của bệnh sỏi bàng quang, viêm tuyến tiền liệt…

Đi tiểu buốt và ra mủ cần làm gì?

Sớm biết rằng đi tiểu buốt và ra mủ là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm nên bạn cần nhanh chóng đi thăm khám để xác định nguyên nhân và có hướng xử lí kịp thời. Bên cạnh tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị và các chỉ định mà bác sĩ đưa ra, khi bị tiểu có mủ người bệnh cần:

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: nên uống đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều hoa quả, rau xanh và các thực phẩm giàu chất xơ; tránh xa các loại rượu bia, chất kích tích, đồ ăn hoặc gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ khiến bàng quang hoặc niệu đạo bị kích thích gây tiểu buốt.

Vệ sinh sạch sẽ: nam giới nên vệ sinh vùng kín hàng ngày để tránh vi khuẩn với các chất tẩy rửa lành tính an toàn và nguồn nước đảm bảo. Đặc biệt chú ý vệ sinh sau khi đi tiểu hoặc đi cầu, trước hoặc sau khi quan hệ vì lúc này vi khuẩn rất dễ sinh sôi.

Đời sống tình dục an toàn: chung thủy 1 vợ, 1 chồng; quan hệ lành mạnh, không quan hệ với những người đang bị bệnh truyền nhiễm hoặc gái mại dâm để đảm bảo an toàn hoặc không dùng chung quần áo, xà phòng tắm với người bị bệnh lậu.

Các thông tin về hiện tượng đi tiểu buốt và ra mủ là bệnh gì do các bác sĩ nam khoa Thái Hà cung cấp mong rằng đã đem đến nhiều kiến thức bổ ích. Nếu bạn đang mệt mỏi vì ngày ngày phải đối mặt với triệu chứng đi tiểu buốt có mủ và muốn nhanh chóng thoát khỏi chúng hãy ngay lập tức đến phòng khám đa khoa Thái Hà hoặc nhấp khun tư vấn bên dưới để được giải đáp miễn phí.

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám