Viêm bàng quang là một trong những bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu phổ biến chiếm trên 50% các trường hợp viêm nhiễm. Đa số các trường hợp bệnh viêm bàng quang đều là do vi khuẩn gây nên.
Bệnh nếu không được chữa trị cẩn trọng và dứt điểm sẽ tái phát lại nhiều lần khiến người bệnh tốn kém cả tiền bạc và công sức. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin về bệnh để chủ động phòng tránh và có một sức khỏe tốt.
Viêm bàng quang nguyên nhân là gì?
Bàng quang là một cơ quan rỗng trong cơ thể để chứa nước tiểu trước khi chúng được tống ra ngoài. Nước tiểu được đưa vào bàng quang qua niệu quản và chúng được tống ra ngoài qua niệu đạo.
Phân loại viêm bàng quang
Viêm bàng quang cấp tính: là giai đoạn đầu của với các triệu chứng lâm sàng của giai đoạn này thường là đái rắt, đái buốt, đau bàng quang và nước tiểu đục và khai nồng.
Viêm bàng quang mãn tính: là giai đoạn tiếp theo của cấp tính do không được phát hiện và điều trị đúng lúc. Khi này lớp niêm mạc bên trong bàng quang bị tổn thương nặng, vi khuẩn mở rộng vùng hoạt động, hoạt động co bóp của bàng quang bị cản trở khiến người bệnh phải đối mặt với chứng tiểu khó.
Lưu ý: Nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính thì điều trị rất khó khăn, hơn nữa người bệnh còn phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như thiếu máu nhiễm trùng thận vĩnh viễn hoặc vô sinh cực nguy hiểm.
Nguyên nhân bệnh viêm bàng quang là gì?
Đau bàng quang do nhiễm khuẩn
Đa số các trường hợp bị bệnh đều do vi khuẩn trong dó khuẩn E.coli – vi khuẩn đường ruột được xem là thủ phạm chính. Chúng xâm nhập vào bàng quang gây kích ứng lớp niêm mạc ở phía mặt trong bàng quàng rồi gây viêm.
Quan hệ tình dục không an toàn: Chính là con đường lây nhiễm các vi khuẩn như khuẩn lậu, virus HPV.
Nguyên nhân không do nhiễm khuẩn
Phản ứng với một số loại thuốc điều trị đặc biệt là thuốc hóa trị.
Phản ứng với các chất ở dung dịch vệ sinh, bao cao su hoặc xà phòng tắm.
Biến chứng của một số bệnh như sỏi thận, tiểu đường, rối loạn chức năng bài tiết, phì đại tuyến tiền liệt.
Dùng ống thông tiểu hoặc xạ trị cũng
Triệu chứng, biểu hiện viêm bàng quang
Bệnh có triệu chứng khá giống với một số bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu khác do đó dên gây nhầm lẫn.
Rối loạn đường tiểu: Người bệnh sẽ đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, cảm giác tiểu không hết.
Nước tiểu thay đổi trạng thái: các vi khuẩn viêm nhiễm hoạt động ở bàng quang làm nước tiểu có màu đục hoặc vàng sậm, mùi khai nồng, thi thoảng có lẫn máu hoặc mủ đặc biệt rõ nét vào giai đoạn cuối.
Các cảm giác đau: khiến người bệnh đau nhức khi đi tiểu, đau buốt ở vùng lưng, đau buốt dọc niệu đạo và vùng xương mu đau nhức.
Tùy vào mức độ nhiễm bệnh thì các triệu chứng sẽ mờ nhạt hay rõ nét khác nhau.
Thời điểm dễ mắc bệnh
Khi bắt đầu đời sống tình dục: quan hệ tình dục được biết là con đường ngắn dẫn đến các bệnh viêm nhiễm trong đó có viêm bàng quang. Khi bắt đầu đời sống tình dục các loại vi khuẩn sẽ bắt đầu xâm nhập vào và gây viêm nhiễm bàng quang.
Khi sức đề kháng suy giảm: có những thời điểm sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút đáng kể do bị mắc một số bệnh nhưu ung thư, HIV,tiểu đường,… nên thời điểm này các vi khuẩn cũng rất dễ xâm nhập và gây viêm nhiễm ở bàng quang.
Tuổi tác cao: nguy cơ bị bệnh sẽ tăng dần theo tuổi tác.
Điều trị viêm bàng quang và cách phòng tránh
Hướng điều trị viêm bàng quang hiệu quả
Trường hợp do vi khuẩn gây ra
Dùng thuốc kháng sinh là lựa chọn vì chúng sẽ ức chế hoạt động của vi khuẩn từ đó tránh bệnh chuyển nặng hơn.
Lưu ý:
Điều trị bằng thuốc kháng sinh phải theo phác đồ và đơn thuốc của bác sĩ.
Người bệnh không được tự ý mua thuốc về nhà điều trị vì gây nhờn thuốc.
Điều trị các hình thức khác
Điều trị bệnh sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:
- Do viêm bàng quang kẽ: Cần uống thuốc hoặc đưa trực tiếp thuốc vào bàng quang, một số trường hợp có thể can thiệp phẫu thuật.
- Do hóa chất: Cần sử dụng các chất tẩy rửa nhẹ nhàng, không có chất kích ứng.
- Do hóa trị hoặc xạ trị: Cần cắt giảm lượng thuốc hoặc tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa để khắc phục vấn đề.
Cách phòng tránh
Nam giới có thể hoàn toàn chủ động trong việc phòng tránh bằng cách:
Uống nhiều nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể và làm sạch đường tiết niệu.
Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày, sử dụng chất tẩy rửa dịu nhẹ, lành tính.
Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn.
Chú ý đến dinh dưỡng để bảo đảm sự khỏe mạnh của cơ thể.
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao và chăm chỉ vận động đều đặn để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Dinh dưỡng cho người bệnh
Việc ăn uống rất quan trọng đối với mọi người, là những người bị viêm bàng quang. Do đó, bên cạnh việc nhanh chóng đi khám và chữa trị bệnh, người bệnh cần tuân thủ nghiêm chỉnh những thói quen ăn uống dưới đây:
Tăng cường ăn những thực phẩm lợi tiểu chẳng hạn như dưa hấu, bí xanh, đậu xanh…
Nếu bị bệnh nam giới cũng cần bổ sung các loại thực phẩm chẳng hạn như tỏi, cần tây…
Nên uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để đào thải bớt vi khuẩn có hại ra ngoài cơ thể.
Cần tránh ăn những đồ cay nóng, đồ uống có ga, đồ uống có cồn và những đồ có chứa chất kích thích.
Hi vọng những thông tin về bệnh viêm bàng quang ở trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu này để từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời. Mọi thắc mắc về bệnh cũng như cách điều trị viêm bàng quang vui lòng nhấp chuột vào khung tư vấn ngay bên dưới để nhận được lời giải đáp trực tiếp từ các chuyên gia chuyên khoa tại phòng khám nam khoa Thái Hà.