Buồn tiểu nhưng không đi được hoặc đi với lượng rất ít là biểu hiện bệnh lý mà rất nhiều người đã từng trải qua. Nó mang đến cho người bệnh nhiều rắc rối không đáng gây khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân. Thực ra biểu hiện mắc tiểu liên tục những tiểu ít hoặc không tiểu được là do đường tiết niệu của bạn đang gặp vấn đề những chứng bệnh này có nguy hiểm không và các khắc phục như thế nào?.
Nguyên nhân gây ra buồn tiểu nhưng không đi được
Với cơ thể khỏe mạnh bình thường, lượng nước tiểu chứa trong bàng quang khoảng 250ml - 800ml sẽ kích thích buồn tiểu. Số lần đi tiểu trong ngày từ 5 – 7 lần, lưu lượng nước tiểu thải ra khoảng 20ml/s.
Tiểu lâu, tiểu bí xảy ra khi cổ bàng quang không giãn nở, bị bít tắc dẫn đến mất liên lạc với hệ thần kinh thực vật. Tình trạng có thể cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Nguyên nhân chính xác như thế nào còn tùy thuộc vào đối tượng mắc bệnh là nam hay nữ. Cụ thể:
Đối với nam giới: Đi tiểu nhiều lần nhưng không đi được có thể là dấu hiệu nhận biết các bệnh như: sỏi bàng quang hoặc niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt, chấn thương niệu đạo, chít hẹp niệu đạo sau chấn thương….
Đối với nữ giới: Tình trạng mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít thì rất có thể do các khối u vùng tiểu khung chèn vào bàng quang như u ở tử cung, u buồng trứng…, hoặc cũng có thể là do đang mang thai…
Những nguyên nhân khác: Ngoài biểu hiện các bệnh lý điển hình trên thì tình trạng này còn cảnh báo người bệnh đang gặp phải: tổn thương tủy sống, sau chấn thương có vỡ xương chậu, các khối u chèn ép tủy sống do lao…
Chữa dứt điểm tình trạng buồn tiểu nhưng không đi được hoặc đi ít
Để điều trị dứt điểm tình trạng buồn tiểu nhưng không đi được thì người bệnh cần đi thăm khám, để bác sĩ xác định rõ nguyên nhân từ đó sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra, bác sĩ khuyến cáo, không nên để hiện tượng này kéo dài vì sẽ dễ bị biến chứng qua giai đoạn nặng hơn, thời gian điều trị sẽ khó hơn.
Các bài thuốc dân gian
Cách này thực sự chỉ mang lại hiệu quả khi bệnh nhân có hiện tượng buồn tiểu liên tục nhưng tiểu ít ở giai đoạn đầu – dạng nhẹ. Bài thuốc thiên nhiên dễ tìm có thể lựa chọn như cây mã đề, bòng bong, cây chó đẻ răng cưa.. phơi khô, sắc lên và uống liên tục trong vài ngày. Kiên trì thực hiện, người bệnh sẽ nhận ra sự cải thiện rõ ràng.
Điều trị bằng thuốc tây
Chỉ được áp dụng thuốc tây khi người bệnh đã đi thăm khám và được bác sĩ hướng dẫn, kê đơn cụ thể. Tránh tình trạng tự ý tìm hiểu, nghe người quen.. để mua thuốc về sử dụng tại nhà. Bởi bệnh nhận dễ gặp phải hiện tượng bị tác dụng phụ, nhờn thuốc, thuốc chữa không đúng bệnh…..
Phẫu thuật để điều trị
Trường hợp bị khó tiểu, bí tiểu do u lành tính tiền liệt tuyến gây chèn ép, soi bị mắc nghẽn ở cổ bàng quang hay niệu đạo, giập niệu đạo… người bệnh cần phải được tiến hành thông tiểu ngay. Bằng cách phẫu thuật lấy sỏi, giải quyết sự chèn ép đường tiểu, luồn ống dẫn nước tiểu tới bàng quang để nước thoát ra ngoài..
Thay đổi chế độ sinh hoạt hợp lý
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tăng cường sức khỏe bằng cách thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và chăm chỉ luyệp tập thể dục thể thao.
Nếu sau khi sử dụng những bài thuốc dân gian và điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý vẫn không cải thiện được tình trạng buồn tiểu nhưng không đi được hoặc nặng thêm kèm theo sốt,… hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế chuyên khoa tiết niệu để khám kiểm tra.
Bài viết liên quan nên tham khảo
Đừng chủ quan với sức khỏe bản thân, khi nhận thấy sự bất thường đi tiểu tiện như buồn tiểu liên tục nhưng không đi được hoặc đi ít thì cần thăm khám để kịp thời tìm ra nguyên nhân. Nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc, hãy nhấp chuột vào khung tư vấn phía dưới để được đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm giải đáp nhanh chóng.