Hiện tượng đi tiểu ra máu (đái ra máu) là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm ở hệ bài tiết nước tiểu. Tuy nhiên nhiều người lại hay chủ quan và bỏ qua một cách dễ dàng đến khi bệnh lý diễn biến theo chiều hướng xấu, vượt ngoài tầm kiểm soát mới đi khám. Để biết được những thông tin tổng quát về tiểu ra máu như triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng tránh hãy cùng bác sĩ nam khoa Thái Hà tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Tiểu ra máu có liên quan tới các bệnh
Đi tiểu ra máu (Đái ra máu) là bệnh gì?
Mỗi ngày chúng ta đi tiểu từ 4 – 5 lần để đẩy hết các nguồn nước thải ra khỏi cơ thể. Khi cơ thể ở trạng thái sức khỏe bình thường nước tiểu sẽ có màu vàng hoặc trong suốt, màu nước tiểu thường đậm vào buổi sáng và nhạt dần khi đến cuối ngày. Tiểu ra máu là hiện tượng có sự xuất hiện của hồng cầu trong nước tiểu và có 2 dạng:
Tiểu ra máu đại thể: Người bệnh sẽ thấy nước tiểu chuyển màu đậm hơn hoặc ngả sang hồng nhạt. Dùng mắt thường có thể thấy được sự xuất hiện của máu trong nước tiểu.
Tiểu ra máu vi thể: Là trạng thái nước tiểu có lẫn các tế bào hồng cầu tuy nhiên phải dùng các kỹ thuật và thiết bị máy móc mới có thể xác định được chứ mắt thường không thể quan sát bằng mắt thường.
Nếu đái ra máu chỉ xuất hiện đôi lần thì bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu nó diễn ra liên tục trong một thời gian dài thì khi này đái ra máu chắc chắn là triệu chứng của một số bệnh nam khoa, phụ khoa nguy hiểm mà không chữa trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chức năng sinh sản.
Đi tiểu ra máu là bệnh gì?
Đái ra máu là trạng thái trong nước tiểu có lẫn máu, đây là dấu hiệu cảnh báo nam giới đang phải đối mặt với các bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu; bệnh viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt; bất thường về thận như sỏi thận, viêm bể thận.
Sỏi đường tiết niệu: Sự tích tụ của cặn bẩn, tạp chất trong đường tiết niệu chính là nguyên nhân gây ra sỏi. Các viên sỏi có thể xuất hiện ở bàng quang, niệu đạo, sỏi thận. Thường có một cơn đau dữ dội từ thắt lưng qua bụng và háng cùng một lúc. Những viên sỏi trong thận có thể gây ra chảy máu ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đường tiết niệu là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ bài tiết. Do trực tiếp đối mặt với nước tiểu nên khả năng viêm nhiễm rất cao. Vệ sinh không sạch sẽ, quan hệ không lành mạnh hay có tiền sử bị viêm nhiễm ở bao quy đầu, tuyến tiền liệt chính là thủ phạm dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Khối u trong bàng quang hoặc thận: Những triệu chứng này trở nên phổ biến hơn khi độ tuổi gia tăng, vì thế, nếu ở người trên 40 tuổi, cần phải kiểm tra thêm các xét nghiệm bổ sung về nước tiểu và thăm khám bác sĩ tiết niệu để thực hiện phẫu thuật bàng quang.
Ung thư: Ung thư bàng quang, ung thư thận. Các bệnh này không chỉ dừng lại ở việc gây khó khăn cho vấn đề sinh sản mà còn có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
Bệnh hồng cầu hình liềm: Đây là một rối loạn máu di truyền, Bệnh hồng cầu hình liềm liên quan đến vấn đề sức khỏe cấp và mãn tính, như là nhiễm trùng nặng và các cơn đau trầm trọng và tăng nguy cơ tử vong. Bệnh hồng cầu hình liềm xảy ra khi một người thừa hưởng cả 2 bản mẫu ADN bất thường của gen hemoglobin,1 từ cha và 1 từ mẹ.
Các bệnh lý phụ khoa: Viêm phần phụ, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo.
Và ngoài biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm thì nguyên nhân có thể do chấn thương, gia đình có tiền sử về bệnh thận, tác dụng phụ của 1 số loại thuốc lợi tiểu, thuốc cúm… do quan hệ tình dục mạnh bạo hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu…
Dấu hiệu đi kèm tiểu ra máu
Nếu có máu trong nước tiểu đó là triệu chứng hiển nhiên. Thay vì màu vàng nhạt bình thường, nước tiểu chuyển sang màu hồng, đỏ nhạt, nâu hoặc thậm chí màu khói đen tối như cola. Một số trường hợp tiểu vón cục lại trông giống như bã cà phê. Để chuẩn đoán chính xác đi tiểu ra máu là bệnh gì, bệnh nhân cần thăm khám để bác sĩ xét nghiệm mẫu nước tiểu.
Đi tiểu ra máu ở nam giới
- Nước tiểu chuyển từ màu ngả vàng sang màu đục, đôi khi chuyển màu hồng nhạt.
- Nước tiểu có mùi khai nồng, khó chịu.
- Một số trường hợp nam giới còn bị tiểu buốt, tiểu khó, cảm giác tiểu không hết.
- Cơ thể mệt mỏi, nôn nao, người có triệu chứng sốt.
Đi tiểu ra máu ở phụ nữ
- Có lẫn máu trong nước tiểu, nước tiểu chuyển sang màu hồng nhạt hoặc màu vàng đục.
- Các cơ đau thường trực ở vùng bụng dưới, đau khi đi tiểu, lưng đau nhức.
- Cơ thể mệt mỏi, khó chịu, người có thể bị sốt hoặc bị sụt cân nghiêm trọng.
- Một số người bị rối loạn kinh nguyệt.
Cách điều trị đi tiểu ra máu
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ áp dụng các cách chữa đi tiểu ra máu khác nhau:
Chữa bằng thuốc: chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm, ức chế không cho chúng có cơ hội nhân lên về số lượng và chất lượng trong đường tiết niệu.
Can thiệp phẫu thuật: với các trường hợp bị sỏi hoặc dị vật trong đường tiết niệu cần phẫu thuật để loại bỏ chúng giúp thông thoáng đường tiểu.
Thay đổi thói quen: nếu nguyên nhân gây bệnh đái ra máu bắt nguồn từ việc dùng các loại thuốc, quan hệ không an toàn hoặc vệ sinh kém sạch thì người bệnh cần sớm điều chỉnh các thói quen này để bệnh mau khỏi.
Lưu ý khi chữa đái ra máu
- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
- Dùng thuốc đúng thời gian và liều lượng, không tự ý mua thuốc về dùng.
- Điều trị theo liệu trình và không được bỏ dở giữa chừng.
- Mỗi ngày hãy uống đủ 2 lít nước để thanh lọc cơ thể, làm sạch đường tiết niệu.
- Đi tiểu đều đặn, không nhịn tiểu để tránh tình trạng nước tiểu ứ đọng trong bàng quang.
- Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, không quan hệ bừa bãi để tránh bị viêm nhiễm hay mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm.
- Duy trì chế độ ăn uống phù hợp, luyện tập điều độ để cơ thể khỏe mạnh.
Với những nguy hiểm mà bệnh nhân phải đối mặt các chuyên gia phòng khám Thái Hà khuyến cáo người bệnh nên sớm đi khám và được điều trị kịp thời để hạn chế tối đa các tổn thương do bệnh gây ra, bảo vệ sức khỏe toàn thân nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.
Mong rằng với những thông tin về hiện tượng đi tiểu ra máu trên đây sẽ giúp nam giới phần nào nhận thức được mức nguy hiểm của căn bệnh này và ý thức phải bảo vệ sức khỏe của mình. Mọi câu hỏi hay khúc mắc về hiện tượng tiểu buốt ra máu, tiểu dắt ra máu hãy liên hệ trực tiếp tới phòng khám để được các bác sĩ nam khoa tư vấn và giải đáp miễn phí.