Tiểu dắt (đái rắt) là một bất thường rất hay gặp ở đường tiết niệu của cả nam giới và nữ giới. Tiểu rắt bên cạnh do thói quen kém khoa học thì còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt mà nam giới tuyết đối không được chủ quan. Hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về chứng tiểu dắt để biết cách phòng tránh đầy đủ và hiệu quả hiện tượng này, duy trì thể lực ổn định và mạnh khỏe.
Đi tiểu dắt là bệnh gì?
Đi tiểu là một trong hai cơ chế (thoát mồ hôi và đi tiểu) giúp chúng ta đào thải lượng nước uống hàng ngày. Mỗi ngày tần suất đi tiểu của chúng ta từ 4 – 8 lần, nước tiểu màu hơi vàng và không có bất kỳ tình trạng khác lạ nào. Đái dắt chỉ tình trạng khó chịu khi đi tiểu, tiểu nhiều lần nhưng mỗi lúc lượng nước tiểu được thải ra rất ít, bàng quang luôn căng tức và vô cùng khó chịu. Khi bị đái dắt người bệnh thường thấy xuất hiện các triệu chứng như:
Số lần đi tiểu nhiều bất thường nhưng lượng nước tiểu mỗi lần lại ra rát ít, cảm giác tiểu không hết.
Một số trường hợp xuất hiện cơn đau buốt chạy dọc niệu đạo vô cùng khó chịu.
Thắt lưng, vùng chậu cũng có dấu hiệu đau đớn, đặc biệt dấu hiệu đái dắt này còn trầm trọng hơn khi tiến hành quan hệ tình dục.
Vùng quy đầu dương vật sưng, tấy đỏ và đau rát, luôn có lớp dịch màu khác lạ kèm mùi hôi khó chịu xuất hiện, đặc biệt là mỗi sáng khi thức dậy.
Nước tiểu cũng thay đổi màu sắc và tính chất với màu vàng đục kèm theo mùi khai nồng
Các trường hợp tiểu dắt do viêm nhiễm còn xuất hiện dấu hiệu toàn thân như đau lưng, sốt cao, cơ thể ớn lạnh, buồn nôn.
Tổng hợp nguyên nhân tiểu rắt do đâu?
Tiểu rắt (đái rắt) do bệnh lý: những người thường xuyên nhịn tiểu làm nước tiểu bị cô đặc lại sẽ gây ra tình trạng đái rắt, kèm tiểu buốt vô cùng khó chịu.
Tiểu dắt do bệnh lý: đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đái dắt. Những bệnh này đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống sau đó sẽ dần dần hủy hoại sức khỏe, chức năng sinh sản của phái mạnh.
Bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu: bao gồm viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận. Những bệnh này hình thành do sự tấn công của vi khuẩn, nấm khiến lớp niêm mạc bị tổn thương và gây ra chứng đái dắt, đái buốt, có lẫn máu trong nước tiểu.
Viêm tuyến tiền liệt: tuyến tiền liệt có vị trí khá gần với bàng quang và niệu đạo nên không có gì khó hiểu khi viêm nhiễm ở khu vực này lại gây ra tiểu dắt. Khi tuyến tiền liệt bị viêm sẽ kích ứng lên bàng quang làm người bệnh luôn buồn tiểu, tiểu buốt, tiểu ra máu.
Sỏi và dị vật đường tiết niệu: sự xuất hiện của các dị vật trong đường tiết niệu sẽ cản trở dòng nước tiểu, khiến bàng quang luôn căng tức do nước tiểu luôn bị tích tụ đầy làm người bệnh buồn tiểu liên tục, tiểu nhiều lần, tiểu rắt, đau khi di chuyển.
U xơ tuyến tiền liệt: sự tăng sinh quá mức ở tuyến tiền liệt hình thành các khối u xơ sẽ chèn ép niệu đạo gây tiểu dắt, tiểu buốt.
Các chữa đái dắt nhanh và hiệu quả
Để xác định đúng đắn cách chữa tiểu dắt trước hết người bệnh cần phải đi đến cơ sở y tế tin cậy để thăm khám tổng quát và thực hiện các công tác xét nghiệm dịch, nước tiểu hoặc xét nghiệm máu để chỉ ra chính xác nguyên nhân dẫn đến tiểu dắt rồi mới áp dụng một trong các cách chữa bệnh dưới đây.
Chữa tiểu dắt bằng phương pháp hiện đại
Cách chữa tiểu dắt này thường áp dụng cho các trường hợp người bệnh bị tiểu dắt do viêm đường tiết niệu, sỏi bàng quang hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra. Các loại thuốc được dùng chủ yếu là:
Thuốc kháng sinh: được dùng để khắc phục các trường hợp viêm nhiễm rất hiệu quả. Thuốc kháng sinh sẽ phát huy công dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn khiên mầm bệnh bị ức chế và không thể tăng về số lượng hay phạm vi gây bệnh từ đó khiến tình trạng tiểu dắt xuất hiện với tần suất ít hơn, bớt nghiêm trọng hơn. Tùy vào mức độ bệnh mà liều lượng và thời gian phải dùng thuốc kháng sinh sẽ khác nhau, mỗi người bệnh sẽ có một đơn thuốc định.
Thuốc giảm đau: đa số trường hợp tiểu dắt đều kèm theo các cơn đau dữ dội ở niệu đạo và bụng dưới nên người bệnh cần phải có thuốc giảm đau để hỗ trợ giúp dễ chịu hơn và không phải đau đớn ám ảnh mỗi lần đi tiểu.
Các loại thuốc tân dược có ưu thế là dễ sử dụng, tiện lợi, tác dụng nhanh nên rất được tin dùng. Tuy nhiên người bệnh phải dùng thuốc theo đơn và theo phác đồ mới đảm bảo hiệu quả và ngăn chặn các tác dụng phụ.
Chữa tiểu dắt bằng bài thuốc dân gian
Mặc dù các bài thuốc dân gian không thể loại bỏ tận gốc tình trạng tiểu dắt nhưng chúng sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình chữa bệnh, giúp chứng tiểu rắt mau biến mất. Hơn nữa các biện pháp này lại rất dễ thực hiện nên bạn không phải lo lắng tốn kém.
Dùng bí xanh: tính mát của bí đao sẽ giúp bạn làm dịu các triệu chứng đái dắt, đái buốt, mang lại cảm giác dễ chịu. Có thể dùng bí xanh giã rồi vắt lấy nước pha thêm chút muối để uống hàng ngày hoặc luộc bí xanh ăn kèm trong các bữa ăn.
Dùng rau mồng tơi: cung tương tự bí xanh tính mát của rau mồng tơi rất hữu ích để hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu – thủ phạm chính gây ra tiểu dắt. Mỗi ngày hãy chế biến món canh mồng tơi hoặc dùng lá mồng tơi tươi sắc với nước để uống thay trà.
Dùng lá trầu không: khi bị đái dắt bạn hãy dùng nước cốt lá trầu không sau đó pha loãng với đường hoặc dùng nước lá trầu không để vệ sinh bộ phận sinh dục mỗi ngày giúp hạn chế tối đa tình trạng đau rát, đái buốt và đái dắt.
Dùng da vàng ở mề gà: em khoảng 20 chiếc da vàng mề gà làm sạch và đem rang sau đó tán thành bột mịn để pha thành thành nước uống hàng ngày. Thực hiện đều đặn mới có hiệu quả.
Lưu ý: các bài thuốc dân gian thường chỉ phát huy tác dụng với các trường hợp đái rắt nhẹ, làm giảm triệu chứng chứ không thể chữa triệt để đái rắt do các bệnh viêm nhiễm gây ra.
Chữa tiểu rắt bằng cách thay đỏi thói quen
Để chứng tiểu dắt được khắc phục nhanh chóng bạn cũng nên thay đổi các thói quen trong cuộc sống hàng ngày như:
Duy trì trạng thái tâm lý ổn định, không nên căng thẳng hay áp lực lớn vì các axit sẽ dễ dàng tích tụ và làm sức đề kháng giảm sút khiến tình trạng tiểu dắt ngày càng nghiêm trọng hơn.
Nên biết cách kiểm soát chế độ dinh dưỡng hàng ngày bằng cách tránh những thực phẩm có tính axit, nên ăn nhiều rau xanh cùng các thực phẩm giàu chất xơ để đẩy các loại axit ra khỏi cơ thể, giúp hàm lượng kiềm trong thận luôn ổn định tránh tiểu dắt.
Có thói quen đi tiểu khao học, tuyệt đối không nhịn tiểu, sau khi quan hệ tình dục cần đi tiểu để đào thải hết tạp chất cùng mầm bệnh có khả năng gây viêm.
Tránh xa các chất kích thích, các loại rượu bia, thuốc lá để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Khi chữa tiểu dắt bằng thuốc người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, uống thuốc theo đơn, không tự ý mua thuốc về dùng tại nhà.
Thực hiện đúng các khuyến cáo sau khi phẫu thuật chữa tiểu dắt như hạn chế rượu bia, các chất kích thích; không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ; đi vệ sinh đều đặn để hình thành được thói quen tốt.
Ngay khi thấy các dấu hiệu khác lạ ở hệ bài tiết cần đến gặp bác sĩ tức thời để sớm chữa trị bệnh.
Mong rằng những thông tin hữu ích về nguyên nhân, cách chữa tiểu dắt trên đây đã giúp ích cho người bệnh trong quá trình chủ động đẩy lùi căn bệnh này. Mọi vấn đề thắc mắc hãy chọn ô tư vấn ngay phía dưới để được các bác sĩ phòng khám Thái Hà làm sáng tỏ.