Đời sống tình dục quá phóng khoáng của thế hệ trẻ hiện này khiến họ phải đối mặt với nhiều mối nguy hại của các bệnh xã hội và điển hình là bệnh giang mai. Để điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả thì ngay bây giờ chúng ta cần hiểu rõ bệnh giang mai là gì? Biểu hiện bệnh như thế nào? Chi tiết hơn bạn có thể tham khảo ngay bài chia sẻ của phòng khám dưới đây nhé.
Bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai do một loại xoắn khuẩn có tên Treponema pallidium gây ra ảnh hưởng đến các dây thần kinh, các mô trên bề mặt da và bộ não của bạn. Bệnh giang mai nếu không được chữa trị sẽ biến chứng nguy hiểm hoặc thậm chí gây tử vong cho người bệnh.
Biểu hiện của bệnh giang mai
Bệnh giang mai được chia thành 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những biểu hiện đặc trưng riêng.
Giai đoạn 1
Sẽ xuất hiện các săng giang mai ở rãnh bao quy đầu, lỗ sáo, bìu, xung quanh hậu môn. Các săng giang mai này sau 6 tuần thường biến mất nhưng điều này không có nghĩa là bệnh giang mai đã được khắc phục vì các mầm bệnh ủ sâu bên trong chờ thời cơ bùng phát ở giai đoạn 2.
Giai đoạn 2
Sau khi giai đoạn 1 kết thúc từ 4 – 10 tuần bệnh giang mai bước vào giai đoạn 2 với những biểu hiện đặc trưng:
- Các nốt ban đối xứng màu hồng hoặc ngả sang nâu tím bắt đầu xuất hiện ở vùng lưng, bụng, lòng bàn chân tay.
- Bị sốt, người mệt mỏi, nôn nao
- Chán ăn, cân năng giảm sút trầm trọng
Lưu ý: Đặc điểm của các nốt ban là không gây ngứa, không đau, khi dùng tay ấn vào sẽ biến mất như chưa hề có sự tồn tại tại trên bề mặt da. Thời điểm này các khuẩn giang mai đã xâm nhập vào máu nên các triệu chứng lan nhanh trên khắp bề mặt da và không thể kiểm soát được. Trong giai đoạn 2 của bệnh giang mai kéo dài từ 3 – 6 tuần và các triệu chứng cũng đột ngột biến mất như giai đoạn 1.
Giai đoạn tiềm ẩn
Không có dấu hiệu đặc trưng, muốn xác định có mắc bệnh hay không cần xét nghiệm máu. Giai đoạn này có thể kéo dài 5 – 10 – 20 năm. Bệnh chỉ có thể điều trị khỏi ở giai đoạn này, nếu bước sang giai đoạn cuối thì lục phủ ngũ tạng sẽ dần bị bào mòn và bị hủy hoại.
Giai đoạn cuối
Bệnh giang mai có thể lan rộng ra bất cứ bộ phận nào trên cơ thể người bệnh. Ở giai đoạn này người bệnh sẽ phải đối mặt với các nguy cơ như động kinh, hoại tử, mù lòa, điếc…
3 loại giang mai chính xuất hiện ở giai đoạn này là giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và củ giang mai. Ở giai đoạn cuối thì bệnh giang mai không có khả năng lây lan cho người khác.
Cách phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả
Trước những tác hại khủng khiếp mà bệnh giang mai gây ra, các chuyên gia phòng khám nam khoa sẽ hướng dẫn bạn một số cách phòng tránh hiệu quả bệnh giang mai sau đây.
- Quan hệ tình dục an toàn: Nên chung thủy 1 vợ, 1 chồng, tránh quan hệ bừa bãi. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không quan hệ với gái mại dâm hoặc có những tiếp xúc thân thể với người bệnh giang mai.
- Vệ sinh sạch sẽ: Bộ phận sinh dục luôn sạch sẽ thì các khuẩn gây bệnh trong đó có mầm bệnh giang mai sẽ không có cơ hội trú ngụ, ẩn náu.
- Không dùng chung đồ: Các vi khuẩn giang mai có thể gián tiếp lây lan qua khăn tắm, bàn chải đánh răng, xà phòng tắm, quần áo lót vì vậy cần loại bỏ ngay thói quen dùng chung đồ trước khi quá trễ.
- Rèn luyện thể lực: thể dục, thể thao là cách tốt để bạn có sức khỏe dẻo dai, sức đề kháng tốt và loại bỏ mọi bệnh tật. Chính vì thế, để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh giang mai bạn nên tập thể dụng đều đặn mỗi ngày, đi bộ, tập gym hay các bơi lội là những môn thể thao cực hữu ích.
- Khám nam khoa định kì: cách tốt để đảm bảo và chắc chắn về tình trạng sức khỏe của bạn là thực hiện khám sức khỏe định kì 6 tháng/lần.
Trên là những biểu hiện cụ thể của bệnh giang mai qua từng giai đoạn và cách phòng tránh. Hi vọng mọi người sẽ có cái nhìn tổng quát về mức độ nguy hiểm mà giang mai cũng như các bệnh xã hội gây ra. Mọi thắc mắc hãy liên hệ theo số tổng đài: 0365115116 để được chuyên gia tư vấn miễn phí.