Thưa bác sĩ, sau hơn 1 năm yêu nhau cháu và bạn trai có phát sinh quan hệ, không dùng bao. Hiện nay cháu thấy cơ quan sinh dục có biểu hiện bất thường: xuất hiện những vết trợt da ở âm đạo, môi lớn, mỗi lần vệ sinh vùng kín đều bị đau đớn. Qua tìm hiểu cháu nghi ngờ mình bị mắc bệnh giang mai từ bạn trai nhưng chưa chắc chắn. Cháu rất lo lắng không biết phải làm sao. Mong bác sĩ cho cháu lời khuyên và cho cháu biết xét nghiệm bệnh giang mai sau bao lâu là chính xác? Cháu cảm ơn bác sĩ.
M.P, Hà Nội
Chào M.P, những triệu chứng cháu miêu tả không rõ ràng, bác rất hi vọng cháu không mắc phải bệnh giang mai. Vì đây là bệnh xã hội nguy hiểm nhưng triệu chứng lại không đặc trưng, thường bị nhầm lẫn với những căn bệnh khác như: ghẻ lở, hạ cam, phong cùi…
Cách nhận biết chính xác, dễ dàng là thực hiện xét nghiệm chẩn đoán. Tuy nhiên, không phải thời điểm nào xét nghiệm kết quả cũng chính xác. Vậy xét nghiệm bệnh giang mai sau bao lâu thì chính xác?
Xét nghiệm bệnh giang mai khi bắt đầu có triệu chứng
Thông thường bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh từ 3 - 90 ngày (trung bình là 21 ngày). Nghĩa là sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, xoắn khuẩn giang mai (tác nhân gây bệnh giang mai) không phát bệnh ngay mà sau 3 - 90 ngày mới có triệu chứng đầu tiên. Nếu thực hiện xét nghiệm trong thời gian ủ bệnh này thì kết quả xét nghiệm sẽ không chính xác.
Khi bệnh bắt đầu xuất hiện những vết trợt da, vết loét nông gọi là săng giang mai thì người bệnh có thể đi làm xét nghiệm soi mẫu bệnh phẩm dưới kính hiển vi để chẩn đoán. Lúc này, bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm từ dịch tiết niệu đạo (ở nam giới) và dịch tiết âm đạo (ở nữ giới) để soi dưới kính hiển vi và tìm ra xoắn khuẩn giang mai.
Ở trường hợp của cháu, nếu những vết trợt da là săng giang mai thì khi xét nghiệm sẽ thấy xoắn khuẩn. Vì vậy, cháu hãy nhanh chóng đi làm xét nghiệm chẩn đoán để có kết quả chính xác nhé vì săng giang mai chỉ xuất hiện trong 1-2 tuần sau đó tự biến mất và thay thế bằng các vết ban đỏ mà không cần chữa trị.
Xét nghiệm giang mai khi có những triệu chứng rõ ràng
Nếu bỏ lỡ xét nghiệm bệnh giang mai ở giai đoạn 1, bệnh sẽ phát triển và gây những triệu chứng khác nguy hiểm hơn, xoắn khuẩn sẽ ăn vào máu, sinh sôi, phát triển tại đây. Lúc này các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu theo phương pháp RPR (Rapid Plasma Reagin) và TPHA (Treponema Pallidum Haemagglutination Assay) để chẩn đoán. Nếu kết quả dương tính thì cháu đã mắc bệnh giang mai, nếu âm tính thì không phải.
Trong trường hợp xoắn khuẩn di chuyển lên não, xâm nhập vào tủy sống thì ngoài xét nghiệm máu sẽ thực hiện thêm xét nghiệm dịch não tủy. Hoặc nếu sau lần quan hệ với bạn trai cháu bị lây nhiễm giang mai và có thai thì cần phải xét nghiệm nước ối để phòng tránh lây nhiễm, hay gây hại cho thai nhi.
Dù những vết trợt da là biểu hiện của bệnh gì thì khi xuất hiện ở cơ quan sinh dục, cháu cũng nên nghi ngờ và cẩn thận. Hãy đi làm xét nghiệm càng sớm càng tốt để có thể điều trị kịp thời cháu nhé.
Bài viết liên quan tới bệnh giang mai: