Tinh hoàn ẩn còn gọi là tinh hoàn lạc chỗ là tình trạng tinh hoàn không ở đúng vị trí vốn có của nó, là dị tật bẩm sinh. Có 3-4% trẻ khi sinh bị tinh hoàn ẩn (lạc chỗ), nếu không được phát hiện và điều trị đúng đắn có thể ảnh hưởng to lớn đến chức năng sinh sản của nam giới khi đến tuổi trưởng thành. Vậy tại sao lại bị ẩn tinh hoàn? Cách điều trị tinh hoàn ẩn như thế nào?
Tìm hiểu triệu chứng tinh hoàn ẩn (lạc chỗ)
Tinh hoàn được hình thành ở bụng trong quá trình thai nhi phát triển. Khi phôi thai được 7 tuần lễ, tinh hoàn bắt đầu quá trình di chuyển từ bụng xuống bìu. Để hoàn thành quá trình này, tinh hoàn cần 5 tháng (từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 8 của thai nhi). Nếu đến tháng thứ 8 tinh hoàn không xuống được bìu thì gọi là tinh hoàn ẩn (tinh hoàn lạc chỗ). Đây là một dạng dị tật ở dương vật, có thể bị ẩn 1 bên cũng có thể bị ẩn cả 2 bên tinh hoàn.
Tinh hoàn ẩn có thể dễ dàng nhận thấy qua các triệu chứng như: 2 bên tinh hoàn không cân đối có 1 bên xẹp lép hoặc cả 2 bên cùng xẹp lép, sờ bìu không thấy tinh hoàn… Như vậy dù không đau tinh hoàn nhưng bạn cần để ý tới các hiện tượng bất thường trên, nếu thấy bé bị như vậy, bạn nên cho bé đi thăm khám để điều trị kịp thời.
Biến chứng tinh hoàn ẩn
Tinh hoàn ẩn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: ung thư tinh hoàn, teo tinh hoàn, thoát vị bẹn, xoắn tinh hoàn…
Ung thư tinh hoàn: Nếu không phát hiện tinh hoàn lạc chỗ, cứ để như vậy thì tinh hoàn sẽ phát triển thành u ác tính, gây ung thư. Càng để lâu, nguy cơ ung thư hóa càng cao.
Teo tinh hoàn: Tinh hoàn không ở đúng vị trí vốn có của nó nên không đủ điều kiện để phát triển, thường bị teo nhỏ thậm chí là hoại tử. Đó là lý do vì sao khi siêu âm hay chụp cắt lớp tinh hoàn ẩn thường có kích thước nhỏ hơn tinh hoàn bình thường.
Xoắn tinh hoàn: Tinh hoàn lạc chỗ thường không cố định vị trí, thừng tinh di động dễ gây xoắn tinh hoàn dẫn đến hoại tử hoặc teo tinh hoàn.
Gây vô sinh – hiếm muộn: Tinh hoàn là cơ quan chính sản xuất tinh trùng và hormone nam giới quy định đặc trưng giới. Nếu tinh hoàn lạc chỗ 1 bên, chức năng sinh sản sẽ bị suy giảm, nếu bị lạc chỗ cả 2 bên thì nguy cơ vô sinh – hiếm muộn rất lớn.
Nữ tính hóa: Tinh hoàn sản xuất hormone nam giới quy định đặc trưng giới nên nếu bị lạc chỗ lượng hormone tiết ra giảm đi làm nam giới bị “nữ tính hóa”, ái nam ái nữ.
Rối loạn tâm lý: Tinh hoàn ẩn có thể khiến nam giới tự ti, ngại giao tiếp thậm chí là trầm cảm, rối loạn tâm thần vị áp lực vô sinh, chậm có con.
Nguyên nhân gây tinh hoàn ẩn
Có nhiều nguyên nhân khiến tinh hoàn không thể di chuyển xuống bìu như:
Rối loạn trục hạ đồi – tuyến sinh dục – tuyến yên.
Hội chứng các thụ thể Androgen giảm khả năng cảm nhận.
Sai lệch tổng hợp Testosteron.
Cuống mạch tinh hoàn ngắn, ống bẹn xơ hóa…
Mẹ mang thai mà hút thuốc lá, ngửi nhiều khói thuốc lá, nghiện rượu..
Ngoài ra tình trạng béo phì, đái tháo đường… cũng tăng tỉ lệ tinh hoàn ẩn ở trẻ.
Cách điều trị tinh hoàn ẩn
Điều trị nội khoa
Tiêm Hormone Chorionic Gonadotropin (HCG) để kích thích tinh hoàn phát triển và di chuyển về bìu. Một số thông kê cho thấy điều trị nội khoa có thể đưa thành công 45% tinh hoàn ẩn ở ống bẹn và 20% tinh hoàn ẩn ở ổ bụng xuống bìu.
Điều trị nội khoa có thể gây tác dụng phụ như: ngứa ngoài da, cương dương vật, dậy thì sớm…
Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu: Tùy vào vị trí tinh hoàn lạc chỗ có thể mổ mở hoặc mổ nội soi. Sau khi mổ các bác sĩ sẽ theo dõi, giám sát tinh hoàn. Nếu tinh hoàn kém phát triển, bất bình thường (mọc các khối u) hoặc hoại tử thì phải cắt bỏ.
Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn – cấy ghép tinh hoàn thay thế: Trong trường hợp tinh hoàn bị teo, hoại tử hoặc ung thư không còn thực hiện được chức năng các bác sĩ sẽ phải cắt bỏ tinh hoàn và cấy ghép tinh hoàn thay thế.
Điều trị ngoại khoa được chỉ định khi điều trị nội tiết thất bại. Và nên phẫu thuật trước 2 tuổi, càng để lâu tỷ lệ tinh hoàn “hỏng” phải cắt bỏ càng cao, đặc biệt là sau tuổi dậy thì. Nếu bị lạc chỗ cả 2 bên tinh hoàn thì phẫu thuật mỗi bên cách nhau 6-8 tháng.
Để tránh ảnh hưởng đến trẻ, cách tốt là khi mang thai các thai phụ nên chăm sóc thai nhi cho tốt: thường xuyên khám thai định kỳ, ăn uống điều độ, không dùng chất kích thích…
Hy vọng với thông tin hữu ích về tinh hoàn ẩn hay tinh hoàn lạc chỗ ở trên sẽ giúp mọi người chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản ở nam giới. Nếu bạn cần tư vấn, hỗ trợ sức khỏe nam khoa hãy nhấp chuột vào khung tư vấn bên dưới hoặc trực tiếp đi khám nam khoa tại địa chỉ 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội. Chúc bạn nhiều sức khỏe!