Đi ngoài ra máu là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý bất thường xảy ra ở hệ tiêu hóa – đó là những căn bệnh nguy hiểm như bệnh apxe hậu môn, bệnh trĩ, polyp hậu môn trực tràng nên người bệnh tuyệt đối không được chủ quan coi nhẹ. Tuy nhiên, có rất nhiều người không nhận thức rõ các nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra chính vì thế mà chậm trễ chữa trị để bệnh chuyển nặng. Những thông tin cần thiết về tình trạng đi ngoài ra máu tươi dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ về chứng đi ngoài ra máu và biết hướng phòng tránh một cách hiệu quả.
Đi ngoài ra máu tươi nguyên nhân do đâu
Do thói quen uống nhiều rượu bia: nguyên nhân này không thường xuất hiện. Sau mỗi lần uống rượu bia hệ thống tiêu hóa bị kích thích mạnh gây đầy hơi, khó tiêu và dẫn đến khó khăn khi đại tiện. Đây chính là tiền đề gây ra tình trạng chảy máu mỗi lần đi đại tiện.
Do bệnh lý: đây là nguyên nhân đi ngoài ra máu phổ biến và thường xuyên.
Bệnh trĩ: hình thành do sự căng phồng của đám rối tĩnh mạch hậu môn. Đại tiện ra máu tươi là triệu chứng điển hình của bệnh. Lúc đầu máu chảy kín đáo nhưng bệnh càng nặng, máu càng nhiều thành tia hoặc thành giọt gây thiếu máu.
Táo bón: phân cứng khiến người bệnh phải dùng sức rặn mạnh, thành hậu môn bị nứt gây chảy máu.
Polyp đại tràng và trực tràng: chảy máu khi đại tiện là triệu chứng điển hình và duy nên không xuất hiện thêm biểu hiện lạ nào khác. Máu thường chảy nhiều mỗi khi đi đại tiện nên tình trạng thiếu máu diễn ra thường xuyên.
Nứt kẽ hậu môn: thường xảy ra do táo bón, máu chảy nhỏ giọt, đau rát mỗi lần đi đại tiện.
Viêm loét đại trực tràng: gây ra tình trạng đi đại tiện nhiều lần có lẫn máu tươi kèm theo dịch nhầy, bệnh này thường hiếm gặp.
Ung thư trực tràng: máu ra mỗi lần đi cầu, nhẹ chỉ một vài giọt, nặng thì chảy thành tia, lâu ngày có xuất hiện mủ.
Xem thêm
- Benh tri la gi? Có nguy hiểm không
- Di cau ra mau và rát hậu môn có sao không?
Đi ngoài ra máu nguy hiểm như thế nào
Như đã đề cập ở trên đi ngoài ra máu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm vì thế mà hiện tượng này gây ra nhiều tác hại như:
Thiếu máu: đây là nguy hiểm đầu tiên mà người đi ngoài ra máu phải đối mặt. Đại tiện ra máu kéo dài sẽ khiến lượng máu trong cơ thể thiếu hụt, người bệnh thường xuyên lâm vào tình trạng khó chịu, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt.
Ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày: đại tiện ra máu thường xuyên khiến người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung làm được bất cứ việc gì, sinh hoạt, công việc, học tập cũng từ đó mà bị ảnh hưởng.
Suy giảm chất lượng tình dục: những khó chịu mà đại tiện ra máu gây ra làm cho ham uốn tình dục ít nhiều bị ảnh hưởng, chất lượng đời sống tình dục không đạt như mong muốn, chuyện vợ chồng dễ “cơm không lành canh không ngọt”.
Viêm nhiễm hậu môn: khi đi đại tiện ra máu mà không vệ sinh hậu môn sạch sẽ thì nguy cơ viêm nhiễm rất cao. Điều này gây ra rất nhiều rắc rối khác về sức khỏe. Đặc biệt ở phái nữ cấu tạo sinh học hậu môn nằm gần âm đạo nên các bệnh phụ khoa sẽ dễ dàng hình thành hơn.
Đi ngoài ra máu nên làm gì và không nên làm gì
Đi ngoài ra máu nên làm gì
Khi bị đi ngoài ra máu bạn nên tìm hướng khắc phục chứ không nên căng thẳng, lo lắng vì điều này chỉ làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Đầu tiên cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng để chẩn đoán nguyên nhân đi ngoài ra máu và có phác đồ chữa trị phù hợp.
Bên cạnh đó cần nhanh chóng điều chỉnh thói quen hàng ngày:
Thay đổi chế độ ăn uống bằng cách ăn nhiều chất xơ có trong các loại rau xanh, hoa quả.
Nên luyện tập thể thao điều đặn hàng ngày để khí huyết lưu thông, ngừa táo bón,…
Sắp xếp thời gian làm việc nghỉ ngơi phù hợp để tăng cường sức đề kháng của thể.
Luôn vệ sinh hậu môn sạch sẽ để tránh viêm nhiễm.
Uống nhiều nước để hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru,
Đi đại tiện đúng giờ, tuyệt đối không được nhịn đại tiện.
Đi ngoài ra máu không nên làm gì
Bên cạnh những điều nên làm kể trên thì khi bị đi ngoài ra máu, người bệnh cũng phải tránh xa những điều sau khi bị đại tiện ra máu.
Đầu tiên là tránh các thực phẩm gây hại cho đường tiêu hóa như socola, thịt đỏ đồ cay nóng, thức ăn khó tiêu, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ,…
Tránh xa các loại đồ uống có cồn, chất kích thích, rượu bia,…
Tránh nhịn đại tiện hoặc làm việc nặng.
Không được tự ý mua thuốc ngoài về dùng vì sẽ gây ra rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.